Home
»
Lý Thuyết CCNA
Lý thuyết về RIP
15:37 |
Lý thuyết về RIP
RIP được phát triển trong nhiều năm, bắt đầu từ phiên bản 1(RIPv1) và hiện nay là phiên bản 2 (RIPv2).
RIPv1 là một giao thức định tuyến theo Distance Vector, sử dụng số hop làm metric để xác định hướng và khoảng cách cho bất kỳ một liên kết nào trong mạng. Quảng bá toàn bộ bảng định tuyến của nó cho các router láng giềng theo định kỳ là 30 giây.
RIPv1 là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ. Khi RIP router nhận thông tin về một mạng nào đó từ một cổng, trong thông tin định tuyến không có thông tin về subnet mask đi kèm. Do đó, router sẽ lấy subnet mask của cổng để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được từ cổng này. Nếu subnet mask này không phù hợp thì nó sẽ lấy subnet mask mặc định theo lớp địa chỉ để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được.
-Địa chỉ lớp A có subnet mask mặc định là : 255.0.0.0.
-Địa chỉ lớp B có subnet mask mặc định la : 255.255.0.0.
-Địa chỉ lớp C có subnet mask mặc định la : 255.255.255.0.
Khi có một gói tin chuyển đến, nếu có nhiều đường dẫn đến một đích, RIP sẽ chọn đường dẫn có số hop nhỏ nhất. Tuy nhiên số hop chỉ là một metric được dùng bởi RIP, nên giao thức này không phải lúc nào cũng chọn chính xác đường dẫn đến đích. RIP cũng không thể định tuyến cho một gói với metric quá 15 hop. RIPv1 yêu cầu tất cả các thiết bị trên mạng sử dụng cùng subnet mask, vì nó không chứa thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này được xem như Classful Routing.
Các đặc điểm chính của RIP:
-Là giao thức định tuyến theo Distance Vector.
-Thông tin định tuyến là số lượng hop.
-Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị hủy bỏ.
-Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.
RIPv1 là giao thức định tuyến được sử dụng phổ biến vì mọi router đều có hỗ trợ giao thức này. RIPv1 được phổ biến vì tính đơn giản và tính tương thích toàn cầu của nó, nó có thể chia tải ra tối đa là 6 đường có metric bằng nhau.
RIP tránh định tuyến loop đến vô hạn bằng cách giới hạn số lượng hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận. Số lượng hop cho mỗi con đường là 15. Đối với các con đường mà router nhận được từ thông tin cập nhật của router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1 vì router xem bản thân nó cũng là một hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì router sẽ xem như mạng đích tương ứng với con đường này không đến. Ngoài ra, RIP cũng có nhiều đặc tính tương tự như giao thức định tuyến khác. Ví dụ: RIP cũng có split horizon và thời gian holddown để tránh cập nhật thông tin định tuyến không chính xác.
Routing Information Protocol Version 2 (RIPv2)
* Đặc Điểm Của RIPv2:
RIPv2 cung cấp định tuyến cố định, truyền thông tin cố định và truyền thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này cũng được gọi là Classless Routing. Với các giao thức định tuyến Classless, các mạng con khác nhau trong cùng một mạng có thể có các subnet mask khác nhau, điều này được gọi là thao tác subnet mask có chiều dài thay đổi VLSM (Variable-Length Subnet Masking).
RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên vẫn giữ các đặc điểm như RIPv1:
-Là một giao thức theo Distance Vector, sử dụng số lượng hop làm thông số định tuyến.
-Sử dụng thời gian holddown để chống loop với thời gian mặc định là 180 giây.
-Sử dụng cơ chế split horizon để chống loop.
-Số hop tối đa là 16.
Tuy nhiên, với phiên bản RIPv2 thì RIP đã trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ.
RIPv2 có hỗ trợ việc xác minh thông tin định tuyến. Chúng ta có thể cấu hình cho RIPv2 gửi và nhận thông tin xác minh trên cổng giao tiếp của router bằng mã hóa MD5 hay không mã hóa.
RIPv2 gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast 224.0.0.9.
So Sánh RIPv1 và RIPv2:
RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo Distance Vector. Nếu có nhiều đường đến cùng một đích thì RIP sẽ chọn đường có số hop ít nhất. Vì vậy, đôi khi con đường mà RIP chọn chưa hẳn là nhanh nhất đến đích.
RIPv1 cho phép các router cập nhật bảng định tuyến của chúng theo chu kỳ mặc định là 30 giây. Việc gửi thông tin định tuyến cập nhật liên tục như vậy giúp cho mạng được xây dựng nhanh chóng. Để tránh loop vô tận, RIP giới hạn số hop tối đa để chuyển gói tin là 16 hop. Nếu một mạng đích nhiều hơn 16 hop thì mạng đó xem như không tới được và gói tin đến đó sẽ bị hủy. Điều này làm giới hạn khả năng mở rộng của RIP. RIPv1 sử dụng cơ chế split horizon để chống lặp vòng. Với cơ chế này, khi gửi thông tin định tuyến ra một cổng, RIPv1 router không gởi ngược trở lại các thông tin định tuyến mà nó học được từ chính cổng đó. RIPv1 còn sử dụng thời gian holdown. Trong suốt khoảng thời gian holdown, router sẽ không cập nhật tất cả các thông tin có số định tuyến xấu hơn về mạng đó.
RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên cũng thừa hưởng những đặc tính trên.
Một số điểm khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2:
RIPv1
Định tuyến theo lớp địa chỉ.
Không gởi thông tin về subnet-mask trong thông tin định tuyến.
Không hỗ trợ VLSM. Vì vậy tất cả các mạng trong hệ thống RIPv1 phải cùng subnet mask.
Không có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.
Gởi quản bá theo địa chỉ 255.255.255.255
RIPv2
Định tuyến không theo lớp địa chỉ.
Có gởi thông tin về subnet mask trong thông tin định tuyến.
Có hỗ trợ VLSM. Nên các mạng trong hệ thống RIPv2 có thể có chiều dài subnet mask khác nhau.
Có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.
Gửi quản bá theo địa chỉ 224.0.0.9 nên hiệu quả hơn.
Vài Cơ Chế Của RIP :
+ Split Horizon : cơ chế này dùng để chống loop bằng cách, giả sử router A nhận thông tin định tuyến từ router B về mạng X, thì sau khi đưa vào bảng routing table, router A sẽ không broadcast thông tin định tuyến của mạng X về lại cho router B nữa.
+ Route Poisoning : giả sử mạng X kết nối trực tiếp với router B và thông tin định tuyến về mạng X đã được router B gửi cho router A. Nếu như mạng X bị disconect thì ngay lập tức router B sẽ gửi ngay thông tin định tuyến cho router A về mạng X với metric là 16.
+ Poison Reverse : cơ chế này sẽ gắn liền với cơ chế Route Poisoning, khi router A đã nhận được thông tin định tuyến từ router B về mạng X với metric là 16 thì router A sẽ gửi lại thông tin định tuyến về mạng X cho router B với metric là 16 để chắc chắn rằng mạng X đã bị disconect. (lưu ý là khi cơ chế Route Poisoning và Poison Reverse hoạt động thì cơ chế Split Horizon sẽ được tạm dừng, đây là trường hợp đặc biệt vì metric = 16).
Lab
Giả sử ta có mô hình như hình trên.
Để định tuyến 3 router trên bằng giao thức RIP, ta làm như sau:
Đối với router R1:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R1
R1 (config) # interface loopback 0
R1 (config-if) # ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # interface s1/0
R1 (config-if) # ip address 192.168.12.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # no shutdown
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # router rip
R1 (config-router) # network 192.168.1.0
R1 (config-router) # network 192.168.12.0
Đối với router R2:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R2
R2 (config) # interface loopback 0
R2 (config-if) # ip address 192.168.2.1 255.255.255.0
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # interface s1/0
R2 (config-if) # ip address 192.168.12.2 255.255.255.0
R2 (config-if) # no shutdown
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # interface s1/1
R2 (config-if) # ip address 192.168.23.2 255.255.255.0
R2 (config-if) # no shutdown
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # router rip
R2 (config-router) # network 192.168.2.0
R2 (config-router) # network 192.168.12.0
R2 (config-router) # network 192.168.23.0
Đối với router R3:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R3
R1 (config) # interface loopback 0
R1 (config-if) # ip address 192.168.3.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # interface s1/0
R1 (config-if) # ip address 192.168.23.3 255.255.255.0
R1 (config-if) # no shutdown
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # router rip
R1 (config-router) # network 192.168.3.0
R1 (config-router) # network 192.168.23.0
Xong việc cấu hình cho 3 router. Để kiểm tra các mạng có thể thấy nhau hay không, ta có thể dùng lệnh “ping” để kiểm tra hoặc dùng lệnh “show ip route” hoặc “show ip route rip” để kiểm tra bảng định tuyến của các router
Read more…
RIP được phát triển trong nhiều năm, bắt đầu từ phiên bản 1(RIPv1) và hiện nay là phiên bản 2 (RIPv2).
RIPv1 là một giao thức định tuyến theo Distance Vector, sử dụng số hop làm metric để xác định hướng và khoảng cách cho bất kỳ một liên kết nào trong mạng. Quảng bá toàn bộ bảng định tuyến của nó cho các router láng giềng theo định kỳ là 30 giây.
RIPv1 là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ. Khi RIP router nhận thông tin về một mạng nào đó từ một cổng, trong thông tin định tuyến không có thông tin về subnet mask đi kèm. Do đó, router sẽ lấy subnet mask của cổng để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được từ cổng này. Nếu subnet mask này không phù hợp thì nó sẽ lấy subnet mask mặc định theo lớp địa chỉ để áp dụng cho địa chỉ mạng mà nó nhận được.
-Địa chỉ lớp A có subnet mask mặc định là : 255.0.0.0.
-Địa chỉ lớp B có subnet mask mặc định la : 255.255.0.0.
-Địa chỉ lớp C có subnet mask mặc định la : 255.255.255.0.
Khi có một gói tin chuyển đến, nếu có nhiều đường dẫn đến một đích, RIP sẽ chọn đường dẫn có số hop nhỏ nhất. Tuy nhiên số hop chỉ là một metric được dùng bởi RIP, nên giao thức này không phải lúc nào cũng chọn chính xác đường dẫn đến đích. RIP cũng không thể định tuyến cho một gói với metric quá 15 hop. RIPv1 yêu cầu tất cả các thiết bị trên mạng sử dụng cùng subnet mask, vì nó không chứa thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này được xem như Classful Routing.
Các đặc điểm chính của RIP:
-Là giao thức định tuyến theo Distance Vector.
-Thông tin định tuyến là số lượng hop.
-Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị hủy bỏ.
-Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.
RIPv1 là giao thức định tuyến được sử dụng phổ biến vì mọi router đều có hỗ trợ giao thức này. RIPv1 được phổ biến vì tính đơn giản và tính tương thích toàn cầu của nó, nó có thể chia tải ra tối đa là 6 đường có metric bằng nhau.
RIP tránh định tuyến loop đến vô hạn bằng cách giới hạn số lượng hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận. Số lượng hop cho mỗi con đường là 15. Đối với các con đường mà router nhận được từ thông tin cập nhật của router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1 vì router xem bản thân nó cũng là một hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì router sẽ xem như mạng đích tương ứng với con đường này không đến. Ngoài ra, RIP cũng có nhiều đặc tính tương tự như giao thức định tuyến khác. Ví dụ: RIP cũng có split horizon và thời gian holddown để tránh cập nhật thông tin định tuyến không chính xác.
Routing Information Protocol Version 2 (RIPv2)
* Đặc Điểm Của RIPv2:
RIPv2 cung cấp định tuyến cố định, truyền thông tin cố định và truyền thông tin subnet mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này cũng được gọi là Classless Routing. Với các giao thức định tuyến Classless, các mạng con khác nhau trong cùng một mạng có thể có các subnet mask khác nhau, điều này được gọi là thao tác subnet mask có chiều dài thay đổi VLSM (Variable-Length Subnet Masking).
RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên vẫn giữ các đặc điểm như RIPv1:
-Là một giao thức theo Distance Vector, sử dụng số lượng hop làm thông số định tuyến.
-Sử dụng thời gian holddown để chống loop với thời gian mặc định là 180 giây.
-Sử dụng cơ chế split horizon để chống loop.
-Số hop tối đa là 16.
Tuy nhiên, với phiên bản RIPv2 thì RIP đã trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ.
RIPv2 có hỗ trợ việc xác minh thông tin định tuyến. Chúng ta có thể cấu hình cho RIPv2 gửi và nhận thông tin xác minh trên cổng giao tiếp của router bằng mã hóa MD5 hay không mã hóa.
RIPv2 gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast 224.0.0.9.
So Sánh RIPv1 và RIPv2:
RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo Distance Vector. Nếu có nhiều đường đến cùng một đích thì RIP sẽ chọn đường có số hop ít nhất. Vì vậy, đôi khi con đường mà RIP chọn chưa hẳn là nhanh nhất đến đích.
RIPv1 cho phép các router cập nhật bảng định tuyến của chúng theo chu kỳ mặc định là 30 giây. Việc gửi thông tin định tuyến cập nhật liên tục như vậy giúp cho mạng được xây dựng nhanh chóng. Để tránh loop vô tận, RIP giới hạn số hop tối đa để chuyển gói tin là 16 hop. Nếu một mạng đích nhiều hơn 16 hop thì mạng đó xem như không tới được và gói tin đến đó sẽ bị hủy. Điều này làm giới hạn khả năng mở rộng của RIP. RIPv1 sử dụng cơ chế split horizon để chống lặp vòng. Với cơ chế này, khi gửi thông tin định tuyến ra một cổng, RIPv1 router không gởi ngược trở lại các thông tin định tuyến mà nó học được từ chính cổng đó. RIPv1 còn sử dụng thời gian holdown. Trong suốt khoảng thời gian holdown, router sẽ không cập nhật tất cả các thông tin có số định tuyến xấu hơn về mạng đó.
RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên cũng thừa hưởng những đặc tính trên.
Một số điểm khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2:
RIPv1
Định tuyến theo lớp địa chỉ.
Không gởi thông tin về subnet-mask trong thông tin định tuyến.
Không hỗ trợ VLSM. Vì vậy tất cả các mạng trong hệ thống RIPv1 phải cùng subnet mask.
Không có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.
Gởi quản bá theo địa chỉ 255.255.255.255
RIPv2
Định tuyến không theo lớp địa chỉ.
Có gởi thông tin về subnet mask trong thông tin định tuyến.
Có hỗ trợ VLSM. Nên các mạng trong hệ thống RIPv2 có thể có chiều dài subnet mask khác nhau.
Có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.
Gửi quản bá theo địa chỉ 224.0.0.9 nên hiệu quả hơn.
Vài Cơ Chế Của RIP :
+ Split Horizon : cơ chế này dùng để chống loop bằng cách, giả sử router A nhận thông tin định tuyến từ router B về mạng X, thì sau khi đưa vào bảng routing table, router A sẽ không broadcast thông tin định tuyến của mạng X về lại cho router B nữa.
+ Route Poisoning : giả sử mạng X kết nối trực tiếp với router B và thông tin định tuyến về mạng X đã được router B gửi cho router A. Nếu như mạng X bị disconect thì ngay lập tức router B sẽ gửi ngay thông tin định tuyến cho router A về mạng X với metric là 16.
+ Poison Reverse : cơ chế này sẽ gắn liền với cơ chế Route Poisoning, khi router A đã nhận được thông tin định tuyến từ router B về mạng X với metric là 16 thì router A sẽ gửi lại thông tin định tuyến về mạng X cho router B với metric là 16 để chắc chắn rằng mạng X đã bị disconect. (lưu ý là khi cơ chế Route Poisoning và Poison Reverse hoạt động thì cơ chế Split Horizon sẽ được tạm dừng, đây là trường hợp đặc biệt vì metric = 16).
Lab
Giả sử ta có mô hình như hình trên.
Để định tuyến 3 router trên bằng giao thức RIP, ta làm như sau:
Đối với router R1:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R1
R1 (config) # interface loopback 0
R1 (config-if) # ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # interface s1/0
R1 (config-if) # ip address 192.168.12.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # no shutdown
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # router rip
R1 (config-router) # network 192.168.1.0
R1 (config-router) # network 192.168.12.0
Đối với router R2:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R2
R2 (config) # interface loopback 0
R2 (config-if) # ip address 192.168.2.1 255.255.255.0
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # interface s1/0
R2 (config-if) # ip address 192.168.12.2 255.255.255.0
R2 (config-if) # no shutdown
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # interface s1/1
R2 (config-if) # ip address 192.168.23.2 255.255.255.0
R2 (config-if) # no shutdown
R2 (config-if) # exit
R2 (config) # router rip
R2 (config-router) # network 192.168.2.0
R2 (config-router) # network 192.168.12.0
R2 (config-router) # network 192.168.23.0
Đối với router R3:
Router >en
Router # config terminal
Router (config) # hostname R3
R1 (config) # interface loopback 0
R1 (config-if) # ip address 192.168.3.1 255.255.255.0
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # interface s1/0
R1 (config-if) # ip address 192.168.23.3 255.255.255.0
R1 (config-if) # no shutdown
R1 (config-if) # exit
R1 (config) # router rip
R1 (config-router) # network 192.168.3.0
R1 (config-router) # network 192.168.23.0
Xong việc cấu hình cho 3 router. Để kiểm tra các mạng có thể thấy nhau hay không, ta có thể dùng lệnh “ping” để kiểm tra hoặc dùng lệnh “show ip route” hoặc “show ip route rip” để kiểm tra bảng định tuyến của các router
Các câu lệnh cần thiết khi bắt đầu bắt tay vào cấu hình Router Cisco
09:28 |
1. Các câu lệnh tắt.
Read more…
Để sử dụng các câu lệnh có hiệu quả hơn, phần mềm Cisco IOS có một số câu lệnhđược phép nhập tắt. Mặc dù vậy phương pháp này lại được sử dụng rất nhiều trong thực tế khi làm việc với phần mềm Cisco IOS, nhưng khi bạn tiến hành các bài thi của Cisco, thì chắc chắn rằng bạn cần phải lắm được các câu lệnh đầy đủ.
Router> enable = Router> enab =
Router> en
| Các bạn có thể nhập vào một câu lệnhđầy đủ hoặc một câu lệnh tắt thì phần mềm Cisco IOS cũng có thể thực thi được. Nhưng các bạn cần phải lưu ý một điều là câu lệnh tắt đó phải là duy nhất khi nhập vào. |
Router# configure terminal
Cũng tương tự như câu lệnh dưới :
Router# config t
| |
2. Sử dụng phím Tab để hoàn thành câu lệnh :
- Khi bạn đang nhập vào một câu lệnh, bạn có thể sử dụng phím Tab trên bàn phím để hoàn thành câu lệnh. Nhập vào một vài ký tự đầu tiên của câu lệnh và nhấn phím Tab. Nếu những ký tự bạn nhập vào là duy nhất của câu lệnh này thì, các ký tự còn lại của câu lệnh sẽ hiển thị ra màn hình.
Router# sh -> nhấn phím Tab =
Router# show
| |
3. Sử dụng phím ? để trợ giúp.
- Những ví dụ trong bảng dưới đây sẽ hướng dẫn phương pháp sử dụng phím ? để có thể trợ giúp bạn hiển thị ra những tham số còn lại của một câu lệnh nào đó.
Router# ? | Hiển thị tất cả các câu lệnh có khả năng
thực thi ở chế độ hiện thời (chế độ
Privileged)
|
Router# c? | Hiển thị tất cả các câu lệnh bắt đầu từ ký
tự c
|
Router# cl? | Hiển thị tất cả các câu lệnh bắt đầu từ
các ký tự cl
|
Router# clock
% Imcomplete command
| Nhắc nhở bạn sẽ còn nhiều tham số khác
nữa của câu lệnh này mà cần phải nhập
vào.
|
Router# clock ?
Set
| Hiển thị tất cả các câu lệnh phụ của câu
lệnh này (trong trường hợp này, Set,
dùng để đặt các tham số ngày tháng, và
thời gian)
|
Router# clock set 19:50:00 14 July
2007 ?
| Nhấn phím Enter để xác nhận lại thời
gian và ngày tháng đã được cấu hình.
|
Router# | Không có một thông báo lỗi nào được
đưa ra có nghĩa là câu lệnh nhập vào đã
thành công.
|
4. Câu lệnh Enable
Router> enable
Router#
| Chuyển người dùng từ chế độ cấu hình
User vào chế độ cấu hình Privileged
|
5. Câu lệnh Exit
Router# exit
Hoặc
Router> exit
| Thoát khỏi chế độ cấu hình của Router. |
Router(config-if)# exit
Router(config)#
| Chuyển người dùng thoát ra khỏi một cấp
độ cấu hình
|
Router(config)# exit
Router#
| Chuyển người dùng thoát ra khỏi một cấp
độ cấu hình
|
6. Câu lệnh Disable
Router# disable
Router>
| Chuyển người dùng từ chế độ cấu hình
Privileged ra ngoài chế độ cấu hình User.
|
7. Câu lệnh Logout
Router# logout | Thực thi chức năng giống câu lệnh exit |
8. Chế độ cấu hình Setup
- Chế độ cấu hình Setup là chế độ cấu hình khởi động tự động nếu trong quá trình khởi động router không tìm thấy file startup-config.
Router# setup | Vào chế độ cấu hình Setup từ giao diện
Command Line.
|
* chú ý: Bạn không thể sử dụng chế độ cấu hình Setup để cấu hình toàn bộ các tham số trên router. Ở chế độ này bạn chỉ có thể cấu hình cơ bản cho router. Cho ví dụ, bạn có thể cấu hình duy nhất RIPv1 hoặc IGRP, nhưng không thể nào cấu hình giao thức định tuyến OSPF hoặc EIGRP. Bạn không thể tạo ACL ở đây hoặc enableNAT hoạt động. Bạn có thể gán một địa chỉ IP cho một Interface, nhưng không thể nào gán cho một subinterface. Tóm lại, ở chế độ cấu hình Setup thì các tính năng cấu hình trên router sẽ có giới hạn. Ciscokhông khuyến khích các bạn cấu hình các tham số của router trong chế độ Setup. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng giao diện Command-Line (CLI), bạn có thể cấu hình đầy đủ tính năng của router từ giao diện này:
Would you like to enter the initial configuration dialog? [yes] : no
Would you like to enable autoinstall? [yes] : no
9. Phím trợ giúp
- Các tổ hợp phím trong bảng dưới đây sẽ trợ giúp bạn trong quá trình chỉnh sửa các câu lệnh của Cisco IOS. Bởi vì bạn cần thực thi lại những câu lệnh hoặc những nhiệm vụ đã làm vào thời điểm trước, phần mềm Cisco IOS cung cấp cho bạn các tổ hợp phím để bạn có thể xử lý các câu lệnh một cách hiệu quả hơn.
Router#config t
^
% Invalid input detected at
‘^’ marker.
Router#config t
Router(config)#
| Hiển thị nơi mà bạn đã nhập câu lệnh bị
sai
|
Ctrl – A | Di chuyển con trỏ về đầu dòng |
Esc – B | Di chuyển con trỏ về trước một từ |
Ctrl – B | Di chuyển con trỏ trước một ký tự |
Ctrl – E | Di chuyển con trỏ về cuối dòng |
Ctrl – F | Di chuyển con trỏ về sau một ký tự |
Esc – F | Di chuyển con trỏ về sau một từ |
Ctrl – Z | Di chuyển con trỏ từ mọi chế độ cấu hình
trở về chế độ cấu hình Privileged
|
Router# terminal no editing | Tắt khả năng sử dụng các phím tắt |
Router# terminal editing | Bật lại khả năng sử dụng các phím tắt và
sử dụng các tổ hợp phím trong quá trình
xử dụng câu lệnh.
|
10. Các câu lệnh đã thực thi (History command)
Ctrl – P | Để gọi lại các câu lệnh nằm trong bộ đệm
history, bắt đầu từ câu lệnh thực thi gần
đây nhất.
|
Ctrl – N | Trở về các câu lệnh vừa thực thi trong bộ
đệm history sau khi đã gọi lại các câu
lệnh với tổ hợp phím Ctrl – P
|
Terminal history size_number | Cấu hình các dòng lệnh sẽ được phép lưu
vào trong bộ đệm history để cho phép
bạn có thể gọi lại những câu lệnh này
(lớn nhất là 256 câu lệnh).
|
Router# terminal history size 25 | Router chỉ có thể lưu được tối đa là 25
câu lệnh đã được thực thi vào trong bộ
đệm history
|
Router# no terminal history size 25 | Cấu hình router trở về mặc định chỉ lưu được 10 câu lệnh đã thực thi vào trong
bộ đệm history.
|
* Chú ý: câu lệnh history size cung cấp chức năng tương tự như câu lệnh: terminal
history size.
11. Các câu lệnh Show
Router# show version | Hiển thị các thông tin về phần mềm Cisco
IOS hiện thời.
|
Router# show flash | Hiển thị các thông tin về bộ nhớ Flash |
Router# show history | Hiển thị tất cả các câu lệnh đã được lưu
trữ trong bộ đệm history.
|